INVEST IN VIETNAM HR & Legal Chính sách mở về lao động nước ngoài tại Việt Nam

Chính sách mở về lao động nước ngoài tại Việt Nam


    [4 min read] Bài viết trước đã cung cấp một cái nhìn tổng quan về lực lượng lao động địa phương ở Việt Nam và luật lao động. Theo tổng hợp của Cục Việc làm (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội), tính đến năm 2019, có khoảng gần 100.000 lao động nước […]

[4 min read]

Bài viết trước đã cung cấp một cái nhìn tổng quan về lực lượng lao động địa phương ở Việt Nam và luật lao động. Theo tổng hợp của Cục Việc làm (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội), tính đến năm 2019, có khoảng gần 100.000 lao động nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam, trong đó có hơn 81.000 người thuộc diện cấp giấy phép lao động.

Quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay chỉ cho phép lao động nước ngoài vào làm việc theo 4 vị trí là chuyên gia, giám đốc điều hành, lao động kỹ thuật và nhà quản lý, nhưng với điều kiện lao động Việt Nam không đáp ứng được. Trong bối cảnh Việt Nam đã tham gia các hiệp định thương mại tự do lớn như EVFTA hay CPTPP, xu hướng người nước ngoài vào làm việc ở Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.

Các hình thức lao động của người nước ngoài tại Việt Nam hiện nay phát sinh chủ yếu ở dạng hợp đồng lao động, di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp, được công ty mẹ cử sang hoặc thực hiện các hợp đồng kinh tế thương mại. Đối với các doanh nghiệp sử dụng lao động nước ngoài phải có được sự chấp thuận của cơ quan quản lý ở từng vị trí trước khi tuyển dụng chính thức. Thời hạn hiệu lực tối đa của giấy phép lao động là 2 năm.

Doanh nghiệp hoặc tổ chức phải có báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nhóm này đối với từng vị trí công việc mà người lao động Việt Nam chưa đáp ứng được với Ủy ban nhân dân tỉnh, nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc. Sau đó, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản chấp thuận cho người sử dụng lao động về việc sử dụng người lao động nước ngoài đối với từng vị trí công việc. Doanh nghiệp khi tuyển dụng lao động có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam cũng cần lưu ý về các trường hợp được miễn giấy phép lao động. Chẳng hạn: làm việc tại Việt Nam dưới 3 tháng; đến Việt Nam để tiếp thị sản phẩm và dịch vụ; đến Việt Nam dưới 3 tháng để giải quyết tình huống khẩn cấp hoặc phức tạp về công nghệ có thể ảnh hưởng đến sản xuất, điều mà các chuyên gia Việt Nam hoặc chuyên gia nước ngoài hiện đang ở Việt Nam không thể giải quyết; Luật sư cấp giấy phép chuyên nghiệp tại Việt Nam…

Để thực hiện việc quản lý lao động có hiệu quả, thúc đẩy nền kinh tế phát triển, phù hợp với xu hướng lao động tự do trên thế giới, Việt Nam đang có nhiều chính sách linh hoạt phù hợp là lợi ích hài hòa giữa nhà nước – doanh nghiệp – người lao động trong lĩnh vực này.

Để tìm hiểu thêm về các ưu đãi dành cho nhà sản xuất nước ngoài tại Việt Nam và nhận được sự hỗ trợ miễn phí từ BW, vui lòng liên hệ hotline: (+84) 28 710 29 000 hoặc gởi email tới:enquiry@bwidjsc.com

Back To INVEST IN VIETNAM HR & Legal Chính sách mở về lao động nước ngoài tại Việt Nam