Môi trường kinh doanh

Môi trường sản xuất tại Việt Nam – Lý thuyết và thực tế

July 1, 2024

Minh Nguyễn, Giám đốc kinh doanh & Quản lý cơ sở hạ tầng Công ty cổ phần Phát triển công nghiệp BW và Host Nhi A.N tại chuỗi tọa đàm chuyên gia BW Tập 5

[Đọc 5 phút]

Trong bối cảnh bất ổn toàn cầu, Việt Nam nổi lên như một câu chuyện kinh tế hấp dẫn nhất Đông Nam Á. Với một hệ thống chính trị ổn định, cam kết tăng trưởng bền vững, dòng vốn FDI mạnh mẽ, dân số trẻ và bắt nhịp chuyển đổi số, cùng khả năng quản lý sản xuất hiệu quả đã giúp nâng tầm vị thế Việt Nam không chỉ trong khu vực Đông Nam Á mà vươn lên ảnh hưởng toàn cầu.

Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung và đại dịch Covid-19 đã dấy lên làn sóng dịch chuyển chuỗi cung ứng nhằm hạn chế thuế quan và sự phụ thuộc vào một thị trường duy nhất. Những sự kiện trên đã góp phần thúc đẩy sự thay đổi trật tự kinh tế trong khu vực, khi các nhà đầu tư quốc tế dần tập trung sự chú ý vào Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất.

Phần hỏi đáp ngắn với ông Minh Nguyễn, Giám đốc Kinh doanh & Quản lý Cơ sở vật chất tại BW Industrial, sẽ đề cập đến môi trường sản xuất và cơ hội dành cho các nhà đầu tư quốc tế quan tâm đến việc mở rộng hoạt động tại Việt Nam.

Tổng quan về Sản xuất tại Việt Nam năm 2022

Bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê (GSO) cho biết, tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt 8,02% vào năm 2022, kỷ lục cao nhất kể từ năm 2011 khi nền kinh tế đang phục hồi mạnh mẽ. GDP bình quân đầu người và năng suất lao động cũng tăng lên 95,6 triệu đồng (4.110 USD) và 188,1 triệu đồng (8.083 USD)/ lao động, đánh dấu mức tăng trưởng dương so với cùng kỳ năm trước.

Lĩnh vực công nghiệp – xây dựng của Việt Nam tăng trưởng 7,78%, đóng góp 38,24% trong khi ngành dịch vụ tăng 9,99%, đóng góp 56,55% cho nền kinh tế. Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được đảm bảo. Tất cả những điều này đã góp phần phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội, cải thiện môi trường kinh doanh và an sinh xã hội.

Chính sách ưu đãi đầu tư tùy thuộc vào quốc tịch

Investors from American and European countries prefer to rent ready-built-facilities while Asian countries like China, Japan, Korea prefer to own the land, considering it as an investment asset. However, with the COVID-19 pandemic, investors’ mindsets are changing as well.

Many investors now prefer to lease the facility, like those from the Americas and EU. In particular, Chinese and Hong Kong investors lease the building, which helps them to set up their business faster and exit faster if the worst case were to happen. As a result, this gives them more flexible terms on the location and the site.

Dự án Nhà xưởng xây sẵn BW – Mỹ Phước 4

Mất bao lâu để thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam?

Trong khi đó, các cam kết FDI cho thấy quy mô giải ngân FDI trong tương lai, giảm 11% so với cùng kỳ xuống còn 27,72 tỷ USD. Lĩnh vực sản xuất nhận được nguồn vốn đầu tư lớn nhất (57,9% tổng số vốn cam kết), theo sau là điện, gas, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí (16,9%). Nhật Bản là nguồn cam kết FDI hàng đầu vào Việt Nam, theo sau là Singapore và Trung Quốc.

Với dòng vốn FDI đáng kể vào Việt Nam thời gian gần đây, Chính phủ đã trở nên có chọn lọc hơn. Hiện nay, các ngành công nghiệp sạch, công nghệ cao và thân thiện với môi trường sẽ được ưu tiên lựa chọn. Trong thực tế, cơ quan chức năng sẽ xét duyệt hồ sơ kỹ lưỡng để hạn chế những lĩnh vực góp phần gây ô nhiễm môi trường. Các doanh nghiệp đầu tư vào ngành nghề tiềm ẩn khả năng gây ô nhiễm sẽ được yêu cầu trình nộp kế hoạch phòng chống hoặc giảm thiểu rủi ro, có thể dẫn đến thời gian thành lập lâu hơn. Điều này giải thích tại sao Chính phủ luôn cố gắng cập nhật các quy định về môi trường và quy định về chữa cháy.

Những thay đổi chính trong quy định Phòng cháy chữa cháy (PCCC)

Chính phủ luôn nỗ lực trong công cuộc giảm thiểu các vụ cháy, nổ nhằm bảo vệ tính mạng con người. Theo đó, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị định số 136/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn về PCCC, chính thức có hiệu lực từ ngày 10/01/2021.

Nghị định nêu rõ quy định về tổ chức lực lượng phòng cháy và chữa cháy; như trang thiết bị, quản lý dịch vụ PCCC  và trách nhiệm của các bên. Điều này một lần nữa nhấn mạnh sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy, dẫn đến có sự thay đổi đáng kể trong quy trình cấp giấy chứng nhận PCCC.

Một ví dụ cụ thể, hai năm trước, khi khách thuê muốn cải tiến công trình thuê, họ có thể tự xin chứng chỉ PCCC và khách thuê nhà chỉ cần một hoặc hai tuần để có được chứng chỉ. Ở thời điểm hiện tại, Chính phủ yêu cầu phải có sự tham gia của cả hai bên, bên thuê và bên cho thuê khi xin cấp phép. Cụ thể, bên cho thuê phải ký vào hồ sơ và nộp cho cơ quan có thẩm quyền, thời gian sẽ lâu hơn, có thể lên tới 3-4 tuần hoặc gần hai tháng mới có được giấy chứng nhận.