ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM Môi trường Pháp lý và Kinh doanh 3 Lý do Việt Nam trở thành điểm đến hứa hẹn của ngành sản xuất điện tử tiêu dùng

3 Lý do Việt Nam trở thành điểm đến hứa hẹn của ngành sản xuất điện tử tiêu dùng


    [5 min read] Điện tử tiêu dùng là một trong những ngành công nghiệp trọng yếu của Việt Nam, với tỉ trọng 1/3 tổng giá trị xuất khẩu tính tới cuối 2019, tăng gấp đôi trong 4 năm gần đây. Sự hiện diện của các nhà sản xuất lớn như Samsung, Panasonic, LG, Foxconn đã […]

[5 min read]

Điện tử tiêu dùng là một trong những ngành công nghiệp trọng yếu của Việt Nam, với tỉ trọng 1/3 tổng giá trị xuất khẩu tính tới cuối 2019, tăng gấp đôi trong 4 năm gần đây. Sự hiện diện của các nhà sản xuất lớn như Samsung, Panasonic, LG, Foxconn đã thúc đẩy quá trình dịch chuyển của chuỗi sản xuất điện tử tiêu dùng từ Trung Quốc sang Việt Nam. Và giờ đây, sự xuất hiện của dịch bệnh đang xúc tiến đẩy nhanh tiến trình đầu tư vào Việt Nam của các doanh nghiệp nước ngoài.

LÀN SÓNG RỜI KHỎI TRUNG QUỐC

Vừa qua, chính phủ Nhật Bản đã thông qua gói trợ kinh tế trị giá 2 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay, để hỗ trợ các nhà sản xuất Nhật Bản chuyển đổi quy trình sản xuất ra khỏi Trung Quốc. Ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 không chỉ khiến Trung Quốc tê liệt sản xuất mà cả các công ty có nhà máy đặt trong quốc gia này cũng tê liệt theo.

Để có được giá thành sản xuất tốt nhất, các công ty sản xuất đã đặt các chuỗi cung ứng ở Trung Quốc vì hạ tầng vận chuyển, nguyên vật liệu và vị trí địa lý các cụm sản xuất được bố trí hiệu quả. Giờ đây, quyết định này trở thành một đòn chí tử khi toàn bộ chuỗi cung ứng bị ngừng hoạt động vì dịch bệnh.

Chuyên gia kinh tế Shinichi Seki thuộc Viện nghiên cứu Nhật Bản cho rằng một số công ty sản xuất hàng hóa, hàng điện tử của Nhật Bản đã cân nhắc việc chuyển đổi bấy lâu nay. Sự hỗ trợ của chính phủ sẽ là động lực lớn để các công ty này rút khỏi Trung Quốc. Tuy nhiên, không phải công ty nào cũng sẽ rời khỏi Trung Quốc. Ông Seki cho rằng các công ty đang sản xuất cho thị trường nội địa Trung Quốc, như xe hơi chẳng hạn, sẽ ở lại.

Trước đó không lâu, theo Nikkei Asian Review, Google và Microsoft cũng đang nỗ lực chuyển sản xuất phần cứng đến các khu vực khác của châu Á. Giảm thiểu rủi ro là nguyên nhân chung của các công ty này đưa ra sau khi chịu ảnh hưởng từ việc trì trệ sản xuất do dịch bệnh và trước đó là các quy định áp thuế trong cuộc chiến Trung – Mỹ.

ĐẦU TƯ VÀO VIỆT NAM – ĐIỂM ĐẾN HẤP DẪN

Trong số các địa điểm được cân nhắc, Việt Nam là cái tên được nhắc đến khá nhiều, đặc biệt là đối với công ty sản xuất hàng điện tử.

Nikkei cho biết Google dự định bắt đầu sản xuất điện thoại thông minh giá rẻ mới nhất – dự kiến có tên là Pixel 4A – với các đối tác ở phía Bắc Việt Nam ngay trong tháng 4/2020. Ngoài ra, Google cũng lên kế hoạch sản xuất điện thoại thông minh thế hệ kế tiếp – Pixel 5 – trong nửa sau năm 2020 ở Việt Nam.

Tương tự, Microsoft dự kiến bắt đầu sản xuất dòng sản phẩm Surface – bao gồm máy tính xách tay và máy tính bàn – ở phía Bắc Việt Nam, sớm nhất là trong quý 2/2020, dựa trên nguồn tin thân cận.

Trước đó, công ty sản xuất thiết bị chơi trò chơi chuyên dụng lớn thứ hai Nhật Bản là Nintendo đã bắt đầu đời nhà máy sản xuất ở Trung Quốc sang Việt Nam đồng thời tăng kế hoạch sản xuất ở đây.

Công ty Nintendo, Financial Times, hiện vẫn đang chủ yếu lắp ráp các máy chơi game Switch của họ tại Trung Quốc, nhưng theo báo Financial Times, họ cũng đã bắt đầu dời nhà máy sản xuất sang Việt Nam và có kế hoạch tăng sản lượng hàng hóa thêm tại đây.

VÌ SAO NÊN ĐẦU TƯ VÀO VIỆT NAM?

Theo nghiên cứu của chúng tôi, có ba nguyên nhân chính sau đây:

Thứ nhất, thiết bị điện tiêu dùng cầm tay (Portable consumer electronics) và thiết bị gia dụng là những phân khúc phát triển nhanh nhất. Đông Nam Á sẽ là một thị trường lớn với doanh thu 73 tỷ USD vào năm 2020 (tham khảo số liệu cập nhật mới nhất).

Việc đặt nhà máy sản xuất nằm trong khu vực này sẽ có những lợi thế nhất định về thời gian cung ứng sản phẩm ra thị trường, nguyên liệu cũng như tận dụng nguồn nhân lực tay nghề cao của địa phương.

Còn vì sao là Việt Nam? Trong những năm qua, lĩnh vực điện tử tiếp tục là mặt hàng xuất khẩu chủ đạo của Việt Nam, chiếm 1/3 tổng giá trị xuất khẩu năm 2019 theo Tổng cục Thống kê Việt Nam. Giá trị xuất khẩu đã tăng gần gấp đôi, từ 45,8 tỷ USD lên 87,3 tỷ USD trong 4 năm (tính từ năm 2015 – 2019)

Lý do thứ 2, nhiều công ty sản xuất hàng đầu thế giới cũng đã đặt trụ sở ở đây. Sau làn sóng các công ty Nhật Bản và Hàn Quốc như Cannon,Panasonic, Toshiba, Samsung, LG; nhiều đối tác Trung Quốc cũng đã gia nhập thị trường Việt Nam như Xiaomi, Oppo…

Nhờ vào sự hỗ trợ xây dựng chuỗi sản xuất từ các tập đoàn lớn này, các công ty địa phương đã phát triển năng lực sản xuất đồng thời phân thành hai vùng chuyên biệt để đáp ứng tối đa nhu cầu của các nhà đầu tư.

Đối với các nhà đầu tư chọn Việt Nam là nơi sản xuất hàng hóa để xuất khẩu, khu vực phía Bắc sẽ là một lựa chọn tối ưu vì các lí do: Vị trí địa lý gần Trung Quốc để giảm chi phí vận chuyển trong việc nhập khẩu nguyên liệu; chi phí lương trung bình tại miền Bắc cạnh tranh hơn, hiệu quả phân cụm tốt do sự có mặt của những nhà đầu tư nước ngoài. Trong khi đó, các nhà đầu tư cần nhiều lao động lành nghề địa phương hoặc muốn phục vụ thị trường địa phương thường chọn Vùng phía Nam do lao động có nền tảng về kỹ sư và kỹ thuật chủ yếu ở miền Nam, ngoài ra, cư dân ở miền Nam có thu nhập và sức mua hàng trung bình cao hơn. Lý do thứ 3, nhưng cũng không kém phần quan trọng, là sự tổng hòa các yếu tố làm nên sự hấp dẫn của Việt Nam.

Đây là điểm đến về đầu tư nổi bật có chi phí sản xuất thấp (dựa vào chi phí lao động và giá điện). Vị trí chiến lược gần Trung Quốc, thuận lợi cho kế hoạch China + 1 của các nhà sản xuất phụ thuộc nhiều vào thị trường này, cũng như các FTA đầy tham vọng mà Việt Nam đã kí gần đây như CPTPP và EVFTA

 

Dĩ nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế trong đầu tư vào Việt Nam.

Chẳng hạn như chất lượng nhân lực chưa đồng đều, chuỗi cung ứng chưa hoàn chỉnh. Nhưng đây là các vấn đề có thể giải quyết vì phát triển chuỗi cung ứng là bài toán đường dài mà các doanh nghiệp FDI cần cân nhắc.

Bắt đầu ở Việt Nam? Bắt đầu cùng BW!

? https://bwindustrial.com

☎️ (+84) 28 710 29 000

? enquiry@bwidjsc.com

Back To ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM Môi trường Pháp lý và Kinh doanh 3 Lý do Việt Nam trở thành điểm đến hứa hẹn của ngành sản xuất điện tử tiêu dùng