Môi trường kinh doanh

Top 10 lời khuyên hữu ích giúp doanh nghiệp phát triển kinh doanh tại Việt Nam

July 1, 2024

Việt Nam là một quốc gia có giá trị di sản văn hóa phong phú và nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng, dần trở thành điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài đang tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới.

Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu diễn biến phức tạp và tổng cầu nội địa phục hồi chậm, thị trường Việt Nam vẫn cho thấy tiềm năng phát triển vững vàng. Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) dự đoán tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ đạt 5,8% vào năm 2023, đánh dấu tốc độ tăng trưởng cao nhất trong số các quốc gia ASEAN. Vì vậy, Việt Nam vẫn là một điểm sáng thu hút đầu tư FDI. Trong Chỉ số niềm tin kinh doanh (BCI) quý 3/2023 mới nhất do Phòng Thương mại Châu Âu Việt Nam (EuroCham) công bố, 63% doanh nghiệp được khảo sát đã bình chọn Việt Nam là 1 trong top 10 điểm đến FDI hàng đầu trên toàn cầu.

Để theo kịp với tốc độ tăng trưởng của thị trường Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài cần phải hiểu rõ bối cảnh kinh doanh nội địa và điều chỉnh chiến lược phù hợp. Bài viết này sẽ mang đến 10 lời khuyên hữu ích dành cho các nhà đầu tư nước ngoài muốn gia nhập vào Việt Nam.

1. Tìm kiếm đơn vị tư vấn chuyên nghiệp về phát triển thị trường

Môi trường kinh tế ngày càng thay đổi nhanh chóng mở ra nhiều cơ hội lẫn thử thách cho các công ty muốn tiếp cận thị trường Việt Nam. Tính phức tạp trong hệ thống thuế cùng sự thiếu nhất quán trong việc áp dụng các quy định pháp luật, khó khăn trong việc nắm vững các hạn chế về thương mại và pháp lý có thể gây trở ngại lớn đối với các nhà đầu tư. Do đó, việc tìm kiếm và hợp tác với những chuyên gia hàng đầu đến từ những đơn vị tư vấn chuyên nghiệp như Baker McKenzie, Boston Consulting Group, KPMG, EY, PwC và Deloitte sẽ giúp doanh nghiệp “vượt sóng” một cách nhanh chóng & hiệu quả. Ngoài ra, các đơn vị như Dezan Shira and Associates, AASC, CPA, Mazars và Kreston cũng là những đơn vị cung cấp dịch vụ chuyên môn phù hợp với nhu cầu và ngân sách cụ thể.

Ví dụ, quy trình hoàn thuế VAT cho doanh nghiệp sản xuất khá phức tạp và có thể dẫn đến các vấn đề liên quan đến nợ thuế. Các chuyên gia tư vấn trong nước có thể giúp các nhà đầu tư nước ngoài giải quyết vấn đề này một cách hiệu quả.

2. Tìm kiếm một công ty luật để được hướng dẫn mọi thủ tục pháp lý

Khi gia nhập vào một thị trường mới, nhà đầu tư có thể gặp phải thách thức  khi phải tìm hiểu một nền văn hóa, hệ thống pháp lý và quy trình hoạt động rất khác so với thị trường “quê nhà” của họ. Việc tìm kiếm sự hỗ trợ từ đối tác tư vấn pháp lý để định hướng và đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật là điều cần thiết để giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro. Nhiều dự án tại Việt Nam có thủ tục kéo dài, thời gian chờ đăng ký đầu tư và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất kéo dài hơn một năm, thậm chí còn kéo dài hơn đối với các dự án thuộc thẩm quyền cấp phép của Thủ tướng Chính phủ. Để đẩy nhanh thủ tục hành chính, doanh nghiệp nên làm quen với luật đầu tư và tìm kiếm đơn vị tư vấn pháp lý phù hợp và đáng tin cậy.

3.Chọn vị trí chiến lược để thành lập nơi sản xuất kinh doanh

Khi thành lập doanh nghiệp, nhà đầu tư nên lựa chọn một vị trí chiến lược, lý tưởng nhất là trong vòng hai giờ lái xe đến các trung tâm lớn như Hà Nội hoặc Thành phố Hồ Chí Minh, cũng như các cảng biển và sân bay quốc tế. Ngoài những cân nhắc về khoảng cách, cơ sở hạ tầng cũng là một yếu tố quan trọng. Việc đặt cơ sở kinh doanh tại nơi có hệ thống hạ tầng phát triển hoặc được định hướng là khu vực đầu tư trọng điểm có thể biến những khu vực ban đầu không được ưa chuộng với giá thuê thấp và chi phí lao động cạnh tranh thành không gian lý tưởng cho các hoạt động thương mại trong tương lai. Các nhà đầu tư có thể tham khảo danh sách các tỉnh, thành phố có thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cao nhất, như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Bắc Giang, Bình Dương, Nghệ An, Bắc Ninh, Đồng Nai, Quảng Ninh và Hưng Yên để đưa ra quyết định phù hợp với định hướng phát triển của doanh nghiệp.

Source: Ministry of Planning and Investment

4.Tuyển dụng nhân sự địa phương vào đội ngũ quản lý để xây dựng mối quan hệ tốt hơn với các bộ, cơ quan liên quan.

Hiểu được văn hóa và chuẩn mực kinh doanh ở nước sở tại là rất quan trọng. Nguồn nhân lực tại chỗ có thể đóng vai trò then chốt trong việc đẩy nhanh quá trình thích ứng với văn hóa bản địa và thúc đẩy kết nối nhanh chóng với cộng đồng doanh nghiệp địa phương.

5.Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của Nhà nước về cấp phép xây dựng, phòng cháy chữa cháy, xử lý nước thải và đánh giá tác động môi trường trong thời gian xây dựng để tránh những chi phí phát sinh ngoài dự kiến

Bấm vào ĐÂY để biết thêm thông tin.

6.Tăng thêm 10% chi phí dự phòng trong ngân sách xây dựng để tránh bội chi

Những chi phí tiềm ẩn trong quá trình là không thể tránh khỏi. Các chi phí không lường trước được có thể phát sinh từ các yếu tố như tái quy hoạch, tăng chi phí xây dựng móng/ cọc do điều kiện đất đai ở địa phương hoặc chi phí bổ sung cho việc gia cố đất để ngăn ngừa sụt lún.

7. Thành lập bộ phận kiểm soát chất lượng từ công ty mẹ hoặc đào tạo bổ sung cho nhân viên để ngăn chặn sự khác biệt về thông số kỹ thuật giữa các quốc gia

Bước phòng ngừa này giúp doanh nghiệp duy trì chất lượng sản phẩm, giảm thiểu rủi ro thu hồi sản phẩm và tránh các vấn đề bồi thường thiệt hại phổ biến trên thị trường xuất khẩu hiện nay.

8. Lựa chọn thuê nhà xưởng thay vì tự xây dựng để đẩy nhanh tiến độ triển khai, giải ngân và tự do mở rộng theo nhu cầu

Tìm hiểu thêm về lợi ích của nhà xưởng xây sẵn TẠI ĐÂY.

9. Không nên áp đặt mức lương tối thiểu khi tuyển dụng lực lượng lao động

Tăng thêm 25%-30% mức lương tối thiểu để thu hút nguồn lao động hơn so với đối thủ cạnh tranh.

10. Sử dụng dịch vụ ngân hàng thanh toán quốc tế để khắc phục khó khăn trong việc thanh toán/ chuyển khoản quốc tế hoặc phát hành tài khoản LC, ký quỹ cho lô hàng xuất khẩu

Các tổ chức ngân hàng nước ngoài có chi nhánh và văn phòng đại diện tại Việt Nam bao gồm HSBC, Citigroup, Shinhan và Standard Chartered, cùng nhiều tổ chức khác.

Việt Nam luôn chủ trương xây dựng hệ sinh thái đầu tư lành mạnh và bền vững, nhưng để đạt được thành công vẫn đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc về văn hóa địa phương, động lực thị trường và bối cảnh pháp lý. Bằng cách tận dụng 10 lời khuyên hữu ích trên, các doanh nghiệp nước ngoài sẽ dễ dàng hơn trong việc định hướng chiến lược kinh doanh để nhanh chóng làm chủ cuộc chơi và thị trường Việt Nam.

Để tìm hiểu thêm về chính sách, dịch vụ tư vấn dành cho nhà sản xuất nước ngoài tại Việt Nam và nhận được sự hỗ trợ miễn phí từ BW, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua đường dây nóng (+84) 28 710 29 000 hoặc email leasing@bwidjsc.com