ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM Những Gì Đang Diễn Ra Tại Việt Nam TRIỂN VỌNG SẢN XUẤT TẠI VIỆT NAM NĂM 2022 – CHẶNG ĐƯỜNG PHÍA TRƯỚC

TRIỂN VỌNG SẢN XUẤT TẠI VIỆT NAM NĂM 2022 – CHẶNG ĐƯỜNG PHÍA TRƯỚC


    [Thời lượng đọc 5 phút] Bài viết này nhằm cung cấp cho các nhà đầu tư mới những thông tin hữu ích về lĩnh vực sản xuất tại Việt Nam – quốc gia hưởng lợi chủ yếu từ hoạt động tái thiết chuỗi cung ứng về Đông Nam Á, đặc biệt sau dịch COVID-19. BỐI […]

[Thời lượng đọc 5 phút]

Bài viết này nhằm cung cấp cho các nhà đầu tư mới những thông tin hữu ích về lĩnh vực sản xuất tại Việt Nam – quốc gia hưởng lợi chủ yếu từ hoạt động tái thiết chuỗi cung ứng về Đông Nam Á, đặc biệt sau dịch COVID-19.

BỐI CẢNH KINH TẾ & XU HƯỚNG CỦA KHÁCH THUÊ

Giữa năm 2021 khi TP.HCM ba lần nâng các mức độ giãn cách, số ca lây nhiễm toàn quốc vượt 650 nghìn và số ca tử vong vì COVID-19 hơn 16 nghìn, nhiều người bày tỏ lo ngại dòng vốn FDI sẽ rời đi nếu các biện pháp giãn cách kéo dài. Tuy nhiên, mối lo ngại này sớm tan biến khi hàng loạt tập đoàn FDI lớn tiếp tục đầu tư vào Việt Nam trong nửa cuối năm 2021. Chẳng hạn, vào tháng 8 năm 2021, LG Display rót thêm 1,4 tỷ USD đầu tư vào thành phố cảng phía Bắc Hải Phòng, nâng sản lượng màn hình OLED của công ty tại nhà máy Hải Phòng lên 13-14 triệu chiếc mỗi tháng. Tháng 10 năm 2021, tập đoàn FMCG Hayat (Thổ Nhĩ Kỳ) ra mắt sản phẩm đầu tiên sản xuất tại Việt Nam, tã trẻ em Molfix, sau khoản đầu tư 250 triệu USD vào một nhà máy ở tỉnh Bình Phước. Đến tháng 12 năm 2021, tập đoàn Lego công bố kế hoạch chi hơn 1 tỷ USD để xây dựng một nhà máy ở miền Nam Việt Nam. Gần đây nhất, vào tháng 1 năm 2022, theo báo cáo của Thông tấn xã Trung ương (CNA) Đài Loan (Trung Quốc), Việt Nam đã thay thế Trung Quốc trở thành nhà sản xuất giày Nike lớn nhất thế giới, với 51% sản lượng giày được sản xuất tại đây, so với 21% của cường quốc lân cận.

Theo Lance Li – Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Phát triển Công nghiệp BW (BW), điểm thu hút chính của Việt Nam nằm ở vị trí địa lý và lực lượng lao động. Nhằm tránh việc chỉ tập trung đầu tư vào Trung Quốc đồng thời đa dạng hóa hoạt động kinh doanh sang các nước khác, đặc biệt khi tiếp thu các bài học kinh nghiệm về chuỗi cung ứng trong làn sóng đại dịch đầu tiên, các nhà đầu tư nước ngoài hiện đang chọn Việt Nam làm cơ sở sản xuất thay thế.

“Đối với lĩnh vực nhà xưởng xây sẵn, chúng tôi có nhiều khách hàng đang chờ visa đến Việt Nam để có thể đưa ra các quyết định quan trọng,” ông nói thêm.

BW's brand new ready-built factory in My Phuoc 4 Industrial Park

Nhà xưởng xây sẵn hoàn toàn mới của BW tại Khu công nghiệp Mỹ Phước 4

Lance nêu rõ những lợi thế khiến Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn của vốn đầu tư nước ngoài: lực lượng lao động tay nghề cao và tương đối rẻ; cơ sở hạ tầng cải thiện nhanh chóng và hàng loạt Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã tham gia hoặc đang trong quá trình đàm phán, bao gồm Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN, CPTPP, EVFTA và gần đây nhất là RCEP.

Đến nay, Việt Nam nằm trong số các nền kinh tế phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á và là một trong số ít quốc gia trên thế giới đạt mức tăng trưởng GDP dương 2,91% vào năm 2020. Bất chấp sự gián đoạn do dịch COVID-19 gây ra, Việt Nam vẫn là một điểm đến quan trọng đối với các nhà đầu tư nước ngoài, bằng chứng là 31 tỷ USD vốn cam kết năm 2021, tăng 22% so với cùng kỳ năm ngoái. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam có thể đạt 6,3% trong năm 2022, bên cạnh đó là tâm lý lạc quan của các tổ chức nước ngoài khi đầu tư tại quốc gia này. Với kinh nghiệm là nhà phát triển công nghiệp cho thuê hàng đầu Việt Nam, dưới đây là dự đoán của BW về xu hướng sản xuất tại Việt Nam trong năm 2022:

• Ưu thế về vị trí: Do sự khan hiếm quỹ đất ở các khu vực nội thành như Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, các thành phố vệ tinh/mới nổi như Đồng Nai hoặc Long An ở miền Nam và Bắc Giang, Quảng Ninh ở miền Bắc đã thu hút sự chú ý từ nhiều khách thuê.

• Ưu thế sản phẩm: Kho xưởng xây theo yêu cầu hoặc xây sẵn giúp khách thuê gia tăng hiệu quả hoạt động và mở rộng dễ dàng mà không cần đầu tư quá nhiều vào các tài sản cố định.

• Sự thay đổi chiến lược hàng tồn kho: Từ mô hình Just-in-time (JIT) sang Just-in-case (JIC) – một xu hướng phổ biến. Trước dịch COVID, mô hình “Just-in-time” có thể hiệu quả. Chi phí được tối ưu bằng cách loại bỏ hàng tồn kho, ngăn việc lưu kho các sản phẩm đã hoàn thành nhưng chưa được bán ra. Tuy nhiên, các biến động trong những năm gần đây đã đặt ra câu hỏi về lợi ích của việc giảm trữ lượng. Đại dịch đã gây ra nhiều khó khăn trong việc vận hành các nhà máy và kho hàng, đồng thời cũng làm gián đoạn hoạt động vận chuyển toàn cầu, ảnh hưởng nặng nề đến nhiều ngành công nghiệp. Vào thời điểm nền kinh tế toàn cầu đang trải qua những biến động bất thường, các doanh nghiệp đang chuyển từ mô hình sản xuất tức thời (just-in-time) sang mô hình sản xuất đề phòng rủi ro (just-in-case).

• Tiêu chuẩn Môi trường – xã hội và quản trị doanh nghiệp (ESG): Quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với các quốc gia và khối kinh tế khác, bao gồm EVFTA, đã thúc đẩy các công ty trong nước quan tâm hơn đến các vấn đề ESG, từ đó dễ thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư nước ngoài hơn. So với các nước có cùng điều kiện kinh tế – xã hội, hoạt động giáo dục của Việt Nam có nhiều điểm nổi bật hơn hẳn. Sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài là động lực cho việc thực hiện các chiến lược bền vững về môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp. Theo báo cáo từ Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HoSE) vào tháng 8 năm 2020, các công ty tìm hiểu và áp dụng ESG có khả năng thoát khỏi khủng hoảng COVID-19 cao hơn. Theo đó, các tiêu chuẩn ESG không chỉ là trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng, mà còn giúp tối ưu vận hành cho khách thuê, do đó, ESG chính là dựa trên nguyên tắc đôi bên cùng có lợi.

Trách nhiệm xã hội đã in sâu vào văn hóa doanh nghiệp của BW

THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM

Việt Nam đang nhanh chóng bứt phá trở thành trung tâm công nghiệp mới của thế giới, thiết lập kinh doanh tại Việt Nam đang là một lựa chọn hấp dẫn với nhiều doanh nghiệp FDI. Tuy nhiên, sự phức tạp về mặt pháp lý là một trong những rào cản lớn đối với nhiều nhà đầu tư vào thị trường Việt Nam. Nhà đầu tư nước ngoài trước hết cần có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (“IRC”) cho dự án đầu tư, sau đó tiếp tục xin Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (“ERC”) cho công ty mới thành lập.

Để tìm hiểu thêm về các địa điểm sản xuất phù hợp tại Việt Nam và nhận tư vấn từ BW, vui lòng liên hệ hotline của chúng tôi (+84) 28 710 29 000 hoặc gửi email đến leasing@bwidjsc.com.

Back To ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM Những Gì Đang Diễn Ra Tại Việt Nam TRIỂN VỌNG SẢN XUẤT TẠI VIỆT NAM NĂM 2022 – CHẶNG ĐƯỜNG PHÍA TRƯỚC