ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM Môi trường Pháp lý và Kinh doanh 10 mẹo kinh doanh tại Việt Nam

10 mẹo kinh doanh tại Việt Nam


    [5 min read] “Việt Nam có thể trở thành một trong những nền kinh tế sáng giá nhất châu Á” – ông Edward Teather, nhà nghiên cứu kinh tế hàng đầu của UBS, bình luận. Thực tế, theo Tổng cục Thống kê, trong năm 2020, kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng 2,914% và thu […]

[5 min read]

“Việt Nam có thể trở thành một trong những nền kinh tế sáng giá nhất châu Á” – ông Edward Teather, nhà nghiên cứu kinh tế hàng đầu của UBS, bình luận. Thực tế, theo Tổng cục Thống kê, trong năm 2020, kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng 2,914% và thu hút được 28,53 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài. Điều này giúp Việt Nam trở thành nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới.

Từ việc các nền tảng kinh tế vĩ mô dần đi vào ổn định đến việc khống chế thành công đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19, Việt Nam đã sẵn sàng để tăng tốc nền kinh tế. Ngân hàng Standard Chartered dự báo Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng 7,8% vào năm 2021. Sức mua gia tăng nhờ tâm lý thị trường được cải thiện và lĩnh vực sản xuất tăng tốc sẽ là động lực tăng trưởng chính cho Việt Nam trong tương lai.

Nếu quý nhà đầu tư là một trong các doanh nghiệp đa quốc gia đang muốn đầu tư vào nền kinh tế năng động hàng đầu châu Á này, dưới đây là 10 lời khuyên hữu ích mà BW tổng hợp.

1. Tìm kiếm một nhà tư vấn đáng tin cậy và hiểu biết với hiểu biết sâu sắc địa phương

để hiểu tất cả các yếu liên quan đến môi trường kinh doanh, hành lang pháp lý, nguồn nhân lực, giấy phép đầu tư và thủ tục đăng ký đầu tư. Tính phức tạp trong hệ thống thuế của Việt Nam cùng sự thiếu nhất quán trong việc áp dụng các quy định pháp luật, khó khăn trong việc nắm vững các hạn chế về thương mại và pháp lý có thể gây trở ngại rất lớn đối với các nhà đầu tư. Với độ mở của nền kinh tế hiện tại, doanh nghiệp có thể lựa chọn hàng loạt đối tác tư vấn tùy vào ngân sách đề ra, từ nhóm top-tiers như Baker Mckenzie, Boston Consulting Group và Dream Incubator; đến nhóm tư vấn big four nhiều kinh nghiệm như KPMG, EY, PwC, Deloitte; hoặc các đơn vị khác như AASC, CPA, Mazars, Kreston.

2. Sử dụng một công ty luật tham gia vào tất cả các quy trình cần tư vấn luật.

Khi đầu tư sang 1 quốc gia mới, các yếu tố như văn hóa, luật pháp, quy cách vận hành có thể hoàn toàn khác so với đất nước sở tại của nhà đầu tư. Vì vậy, việc có 1 đối tác hỗ trợ thực thi các quy định về pháp luật sẽ giúp doanh nghiệp tránh được nhiều rủi ro và áp lực. Thực tế, nhiều dự án tại Việt Nam tốn nhiều thời gian làm thủ tục, có dự án đã phải đợi hơn 1 năm để nhận được giấy đăng ký đầu tư, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Với những dự án thuộc thẩm quyền cấp phép của Thủ tướng, thời gian chờ đợi thậm chí còn lâu hơn. Để rút ngắn quy trình, đẩy nhanh các thủ tục hành chính, doanh nghiệp cần nắm rõ các quy định trong Luật Đầu tư và sử dụng các đơn vị tư vấn, pháp chế phù hợp. Một số công ty luật có thể tham khảo gồm có Baker Mckenzie, Phuoc and Partners, Luật Dân Việt, Luật Minh Gia, VILAF.

3. Lựa chọn địa điểm thiết lập kinh doanh và sản xuất chiến lược tùy theo ngành nghề của doanh nghiệp.

Ví dụ, chúng tôi thường nhận được yêu cầu của khách hàng là họ cần vị trí có khoảng cách đến thủ đô Hà Nội hoặc TP. HCM và cảng biển/sân bay quốc tế không quá 2 giờ đồng hồ. Bên cạnh yếu tố khoảng cách, nhà đầu tư cũng cần xem xét yếu tố cơ sở hạ tầng. Bởi lẽ nếu cơ sở hạ tầng xung quanh phát triển tốt hoặc nằm trong khu vực đầu tư cơ sở hạ tầng trọng điểm, thì những nguồn cung đất không được coi là hấp dẫn ở thời điểm hiện tại với mức giá thuê thấp và giá lao động cạnh tranh có thể trở nên dễ dàng giao thương trong tương lai. Nếu nhà đầu tư vẫn chưa hình dung rõ được điểm đến phù hợp, tham khảo danh sách các tỉnh/thành thu hút nhiều vốn FDI nhất có thể là 1 gợi ý hay. Năm 2019, top 10 tỉnh thành thu hút vốn FDI nhiều nhất gồm: Hà Nội, TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bắc Ninh, Hải Phòng, Tây Ninh, Bắc Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu, Hà Nam.

4. Bộ máy lãnh đạo nên có người Việt để dễ dàng làm việc với các bộ, ban ngành liên quan, đặc biệt, nên tuyển ngay từ khi thành lập pháp nhân.

Dù là doanh nghiệp có vốn nước ngoài, nhưng việc thấu hiểu nền văn hóa và cách thức kinh doanh (business norms) tại Việt Nam là rất quan trọng. Nhân sự bản địa sẽ giúp doanh nghiệp rút ngắn thời gian thích nghi về văn hóa, đồng thời kết nối nhanh hơn với cộng đồng doanh nghiệp địa phương.

5. Luôn đảm bảo theo sát các quy định của chính quyền sở tại về giấy phép xây dựng, phòng cháy chữa cháy, xử lý nước thải và đánh giá tác động đến môi trường trong quá trình xây dựng nhà xưởng để tránh chi phí phát sinh sau này.

Tham khảo một số thông tin cấp phép tại ĐÂY.

6. Các hoạt động xây dựng nên được cộng thêm 10% chi phí phát sinh để tránh vượt quá ngân sách.

Có một số chi phí mà nhà đầu tư nước ngoài khó lường trước. Ví dụ trong trường hợp kế hoạch xây dựng thay đổi cần xin quy hoạch lại; chi phí làm móng/cọc cao hơn dự kiến tùy vào tình trạng đất của địa phương, chi phí gia cố nền đất trong trường hợp miếng đất gần ao hồ để tránh sụt lún.

7. Các nhà đầu tư sản xuất nên có bộ phận kiểm tra chất lượng từ nước sở tại hoặc tổ chức các khóa đào tạo bổ sung cho nhân viên để tránh các khác biệt về tiêu chuẩn giữa các quốc gia khác nhau.

Hoạt động này giúp doanh nghiệp đảm bảo được chất lượng sản phẩm, tránh các rủi ro liên quan đến việc bị thu hồi sản phẩm, bồi thường thiệt hại vốn đang ngày càng gia tăng trong thị trường xuất khẩu.

8. Thuê xưởng thay vì thuê đất để rút ngắn thời gian triển khai và không mất quá nhiều chi phí đầu tư ban đầu, lại dễ dàng mở rộng theo yêu cầu khi dây chuyền sản xuất cần thay đổi.

Tìm hiểu thêm về lợi ích của mô hình dịch vụ nhà xưởng xây sẵn cho thuê tạiĐÂY.

9. Về vấn đề sử dụng lao động, không nên phụ thuộc quá nhiều vào lương tối thiểu.

Thông thường, lương tối thiểu cần cộng thêm 25% – 30% để tạo tính hấp dẫn cho công việc và cạnh tranh hơn so với đối thủ.

10. Sử dụng các dịch vụ ngân hàng thanh toán quốc tế, để tránh trường hợp gặp trục trặc khi thanh toán/nhận chuyển khoản quốc tế, hoặc trong việc phát hành LC, Escrow Accounts… cho các chuyến hàng xuất khẩu.

Các ngân hàng quốc tế có chi nhánh tại Việt Nam có thể kể đến là HSBC, Citigroup, Shinhan, Standard Charter.

Ngoài ra, thủ tục hoàn VAT cho doanh nghiệp thuộc lĩnh vực chế tạo còn phức tạp và chậm cũng như có nhiều vấn đề rắc rối liên quan truy thu thuế. Ngoài ra, thủ tục hoàn VAT cho doanh nghiệp thuộc lĩnh vực chế tạo còn phức tạp và chậm cũng như có nhiều vấn đề rắc rối liên quan truy thu thuế.

Theo báo cáo HSBC Expat, Việt Nam đang nằm trong top 10 quốc gia tốt nhất cho người nước ngoài sinh sống và làm việc. Đồng thời, nhiều năm qua, chất lượng lao động có tay nghề của Việt Nam ngày càng được cải thiện trong các lĩnh vực công nghệ cao, sinh học, chế tạo máy. Vì vậy, doanh nghiệp có thể dễ dàng tìm kiếm và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao khi thiết lập sản xuất tại Việt Nam.

Để hiểu hơn về các chính sách cũng như những lưu ý dành cho nhà sản xuất nước ngoài tại Việt Nam và nhận được sự hỗ trợ miễn phí từ BW, vui lòng liên hệ hotline: (+84) 28 710 29 000 hoặc gửi email tới:enquiry@bwidjsc.com.

Back To ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM Môi trường Pháp lý và Kinh doanh 10 mẹo kinh doanh tại Việt Nam