ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM Việt Nam tái khẳng định vị thế “điểm sáng” của khu vực trong bối cảnh kinh tế toàn cầu bất ổn

Việt Nam tái khẳng định vị thế “điểm sáng” của khu vực trong bối cảnh kinh tế toàn cầu bất ổn


    Bất chấp những khó khăn của nền kinh tế toàn cầu, Việt Nam được dự đoán sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ trong trung hạn khi xuất khẩu phục hồi và tiếp tục hưởng lợi từ làn sóng chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu sang các trung tâm sản […]

Bất chấp những khó khăn của nền kinh tế toàn cầu, Việt Nam được dự đoán sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ trong trung hạn khi xuất khẩu phục hồi và tiếp tục hưởng lợi từ làn sóng chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu sang các trung tâm sản xuất của Đông Nam Á.

Vào tháng 10, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng cho biết GDP năm 2023 sẽ đạt trên 5%, thấp hơn mục tiêu ban đầu. Trước đó, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã điều chỉnh dự báo tăng trưởng của Việt Nam từ 6,5% trong tháng 4 xuống còn 5,8%. Theo các chuyên gia, mặc dù sự điều chỉnh này phản ánh tác động của những bất ổn kinh tế toàn cầu, nhưng điều quan trọng cần lưu ý là Việt Nam vẫn là quốc gia tăng trưởng nhanh nhất ở Đông Nam Á.

Chuyên gia của Công ty Cổ phần Phát triển Công nghiệp BW (BW) cho biết thêm: “Việc duy trì tăng trưởng tích cực trong môi trường toàn cầu đầy biến động thể hiện khả năng phục hồi và tiềm năng phát triển của nền kinh Việt Nam”.

Theo Tổng cục Thống kê, tăng trưởng GDP của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2023 được ghi nhận ở mức 4,24%, báo hiệu sự giảm tốc so với cùng kỳ năm 2022. Mặc dù điều này có thể gây lo ngại, nhưng việc xem xét kỹ hơn số liệu thống kê hàng quý sẽ cho thấy những tín hiệu tích cực của nền kinh tế. Cụ thể, GDP tăng liên tục 3,28% trong quý đầu tiên, 4,05% trong quý hai và 5,33% trong quý ba.

Một trong ba trụ cột của nền kinh tế, đóng góp quan trọng vào GDP là xuất khẩu cũng chứng kiến sự sụt giảm mạnh trong năm nay. Tuy nhiên, dấu hiệu tích cực là giá trị xuất khẩu theo quý vẫn liên tục tăng, trong đó quý 2 tăng 8,1% so với quý 1 và quý 3 đạt tốc độ tăng trưởng 10,3% so với quý 2.

Nhìn chung, các chỉ số trên cho thấy sự sụt giảm so với cùng kỳ năm trước, nhưng có sự tăng trưởng đáng chú ý khi so sánh theo từng quý. Chuyên gia của BW cũng chỉ ra sự linh hoạt của Việt Nam trong việc chuyển dịch động lực tăng trưởng từ xuất khẩu sang tiêu dùng nội địa. Cụ thể, các ngành có tốc độ tăng trưởng mạnh bao gồm dịch vụ ăn uống và lưu trú (13,17%); hậu cần và kho bãi (8,66%); ngành nghề kinh doanh bán buôn và bán lẻ (8,06%).

Những tín hiệu tích cực của tiêu dùng trong nước đã thúc đẩy nhu cầu về kho bãi, nhà xưởng và bất động sản logistics. Đây chính là những sản phẩm thế mạnh của BW khi công ty hiện có hơn 270 khách thuê từ hơn 20 quốc gia trong lĩnh vực thương mại điện tử, giao hàng chặng cuối và sản xuất công nghệ cao.

BW là nền tảng bất động sản công nghiệp và hậu cần cho thuê hàng đầu tại Việt Nam, liên doanh giữa Warburg Pincus – nhà đầu tư tăng trưởng hàng đầu thế giới; ESR Cayman Limited – nền tảng bất động sản hậu cần hàng đầu khu vực APAC; và Becamex IDC, nhà phát triển khu công nghiệp quy mô lớn tại các thị trường trọng điểm trên khắp cả nước.

Hiện tại, BW sở hữu danh mục đầu tư đáng chú ý bao gồm 8,5 triệu m2 đất công nghiệp tại các vị trí đắc địa thuộc 48 dự án tại 11 tỉnh trọng điểm ở Việt Nam, với hơn 3 triệu m2 tổng diện tích sàn (GFA) đã hoàn thiện hoặc đang xây dựng.

Giám đốc điều hành của BW, bà Fion Ng. phát biểu tại Diễn đàn Mingtiandi Singapore vào tháng 11 cho biết, đa dạng hóa chuỗi cung ứng vẫn là ưu tiên hàng đầu của khách hàng tại BW. “Là nền tảng bất động sản công nghiệp và hậu cần cho thuê lớn nhất Việt Nam, chúng tôi nhận thấy nhu cầu cho thuê tăng đáng kể 75% từ đầu năm đến nay, giúp cho tỷ lệ lấp đầy đạt trung bình gần 95% ở các nhà xưởng cho thuê đã đi vào hoạt động ổn định.”

Giám đốc điều hành của BW, bà Fion Ng. phát biểu tại Diễn đàn Mingtiandi Singapore

Đồng quan điểm với bà Fion, các chuyên gia của tập đoàn cung cấp dịch vụ bất động sản Savills chỉ ra rằng năm 2023 ghi nhận sự phát triển của lĩnh vực bất động sản công nghiệp. Savills nhận thấy sự gia tăng về nhu cầu và các chuyến thăm quan thực địa từ các công ty sản xuất, hậu cần và thương mại điện tử toàn cầu, cho thấy nhu cầu về bất động sản công nghiệp đang tăng lên.

Theo báo cáo gần đây của Savills, năm 2023, có 397 khu công nghiệp (IP) được thành lập trên toàn quốc với tổng diện tích đất là 122.900 ha. Các khu công nghiệp có tỷ lệ lấp đầy cao trên 80%, trong đó các tỉnh trọng điểm phía Bắc đạt 83% và các tỉnh trọng điểm phía Nam đạt 91%.

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách thuê, BW đã hoàn tất khởi công 10 dự án mới với tổng diện tích 1 triệu mét vuông trong năm nay. “Năm 2023, điểm sáng nổi bật là lĩnh vực sản xuất. Chúng tôi thấy rằng việc đa dạng hóa chuỗi cung ứng sẽ tiếp tục diễn ra trong năm nay và trong vài năm tới,” bà Fion nói thêm.

Back To ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM Việt Nam tái khẳng định vị thế “điểm sáng” của khu vực trong bối cảnh kinh tế toàn cầu bất ổn